Lễ cấp sắc của người Dao

Người Dao có dân số đứng thứ 3 ở Hà Giang. Người Dao nổi tiếng bởi đức tính cần cù, chịu khó làm ăn nên đời sống khá ổn định mà họ còn giữ gìn hầu như nguyên vẹn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những giá trị văn hóa độc đáo đó chính là lễ cấp sắc- một nghi lễ không thể thiếu trong đời người đàn ông Dao.

Cộng đồng phụ nữ dân tộc Dao

Lễ cấp sắc là một nghi thức tôn giáo đặc trưng của dân tộc Dao, đây được xem là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời của người đàn ông. Thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, vì lúc này thời gian người dân khá nhàn rỗi.

Người Dao quan niệm, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì dù già vẫn coi là trẻ con vì chưa có thầy Cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Người đã qua Cấp sắc dù ít tuổi vẫn được coi là người trưởng thành, được tham gia vào các công việc hệ trọng của làng, được giúp việc cho thầy cúng, được cúng bái và đoàn tụ với tổ tiên. Người chết khi chưa làm lễ cấp sắc thì con cháu sau này vẫn phải làm cho họ, bởi quan niệm của người Dao là người chết vẫn tồn tại trong một thế giới riêng nên vẫn cần được truyền pháp thuật để chống lại thế giới ma quỷ.

Các thầy cúng cùng gia đình bàn chuẩn bị cho lễ cấp sắc

Trước khi cấp sắc họ phải kiêng không ngủ gần vợ, không được đánh chó, giết mổ gà, vịt, chặt phá cây cối, hoặc làm những điều xúc phạm đến thần linh… Dù ở bất cứ đâu, người đàn ông Dao đều trải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành cũng như sự thừa nhận của cộng đồng về người được cấp sắc.

Thầy cúng đóng dấu vào Bản cấp sắc

Về phần gia chủ, họ phải chuẩn bị đầy đủ đồ lễ trước một tháng. Tục cấp sắc của người Dao thường tương đương một đám cưới, thường diễn ra từ 3 đến 5 ngày, tùy thuộc mức độ cấp sắc. Trước khi cấp sắc, gia chủ phải chuẩn bị lợn, gà, gạo thịt để thết đãi dân làng. Ngoài ra, gia chủ còn phải chuẩn bị trang phục truyền thống, tranh, gậy tầm xích, thẻ âm dương, các nhạc cụ đi kèm như tù và, trống, chiêng, khèn…

Bắt đầu buổi lễ cấp sắc

Lễ cấp sắc có rất nhiều nghi lễ như: Lễ đội đèn, lễ cây giữ đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh mã, lễ trình diện Ngọc hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn ma tổ tiên và thần thánh… Xen lẫn giữa các nghi lễ là rất nhiều điệu múa nghi lễ cổ truyền của người Dao.Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh.

Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc.Thầy cúng sẽ cấp cho người thụ lễ hai bản sắc, một bản sẽ được đốt sau khi thầy cúng đã trình báo với các thần linh, tổ tiên, còn một bản giao cho người thụ lễ. Người được cấp sắc sẽ phải giữ bản sắc này suốt cuộc đời, khi qua đời sẽ được đốt trong đám tang để thánh trời nhận ra và thu nạp họ.Trên tay thầy cúng một quyển sách – đó là quyển sách chữ nôm đây là quyển sách đc coi là bản sắc của ng dao coi như là tấm vé thông hành khi ng chết về với tổ tiên.

Các thầy cúng và người được cấp sắc

Kết thúc phần lễ, thầy cả giương tù và lên trời thổi liên tục những hồi dài. Tiếng tù và vang vọng khắp làng bản, núi rừng trong đêm thanh vắng, khiến buổi lễ càng trở nên thiêng liêng, huyền bí.Lễ Cấp sắc của người Dao nói riêng và bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung là cái hồn riêng của mỗi dân tộc, cần phải được gìn giữ và phát huy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0961352199
WhatsApp: 0961352199 Messenger Zalo: 0961352199