Làng nghề dệt lanh Cán Tỷ

Xã Cán Tỷ, Hà Giang Nằm bên dòng sông Miện hiền hòa, nơi có Cổng thành ghi dấu ấn cuộc kháng chiến chống Pháp, nơi đây cũng lưu nghề dệt Lanh truyền thống của người dân địa phương, thu hút nhiều khách du lịch tại Hà Giang nhưng vẫn giữ được vẻ thuần khiết, hoang sơ.

Theo các già làng, nghề dệt vải lanh có từ lâu và được truyền qua nhiều thế hệ. Bất kể người phụ nữ Mông nào đến tuổi trưởng thành cũng biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống gia đình. Việc dệt vải lanh thể hiện sự khéo léo chăm chỉ, đó là một trong những tiêu chí đánh giá tài năng, phẩm chất và cách làm ăn của phụ nữ.

Thông thường cần 6 tháng kể từ lúc gieo trồng đến khi dệt thành vải và trải qua nhiều công đoạn và sự tỉ mẩn như phơi khô rồi tước lấy sợi, nối các sợi lại với nhau, quay sợi, nấu và giặt lần thứ nhất. Tiếp đến là các công đoạn tháo sợi, dựng khung, dệt vải, giặt lần hai (tẩy trắng) rồi nhuộm các màu sắc khác nhau để làm ra một tấm vải lanh.

Đồng bào thường chọn đất trồng lanh ở những nơi thoáng đãng và khuất gió, đất trồng phải thật tơi xốp, được chuẩn bị kỹ trước khi trồng. Khi đi gieo phải có đủ hai vợ chồng, chồng đi trước cuốc đất vun thành luống, vợ đi sau rải phân và gieo hạt, lấp đất.

Cây lanh đến ngày thu hoạch

Cây lanh khi mang từ nương về nhà sẽ được phơi khoảng 10 ngày nắng và 4 đêm sương để vỏ lanh săn lại, mềm và dai

 

vỏ cây lanh được chị em tướt ra thành từng sợi nhỏ, nối với nhau một cách khéo léo, mịn và không tạo mấu. Đây là việc làm đòi hỏi sự kiên trì, tỷ mỷ và nhẹ nhàng.

sau khi tướt sẽ được bó đều nhau rồi cho vào cối giã để đánh bong hết bột, chỉ còn lại sợi dai, rồi cuộn lại thành những cuộn lớn bằng guồng.

Cuộn sợi lanh bằng guồng

Xe sợi  giúp các sợi lanh vào con quay một cách “Nề nếp”. xe sợi đòi hỏi kỹ thuật nhịp nhàng, khéo léo kết hợp giữa chân và tay rất nhuần nhuyễn

Luộc – giặt- phơi sợi.Công đoạn này có tác dụng làm trắng sợi. sau khi xe sợi, lanh sẽ được luộc với tro bếp để bong hết vỏ xanh và đem phơi. Công đoạn này làm khoảng 3 lần nữa. Riêng lần luộc sau cùng, người dân sẽ thêm sáp ong để trắng sợi, mịn và dai chắc.

Nấu với tro bếp

Giặt lanh

Việc lăn sợi sẽ giúp sợi lanh mềm hơn khi dệt, sau khi dệt xong, những tấm vải lanh dạng thô sẽ tiếp tục được lăn thêm nhiều lần để giúp tấm vải được trắng và sáng bóng.

Sau khi lăn xong, sợi được đưa lên guồng thu sợi để tháo cho dễ.

Nhuộm màu là công việc vất vả, mất nhiều thời gian và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Muốn có màu như ý, mảnh vải phải được nhuộm đi nhuộm lại nhiều lần, trong nhiều ngày

 Chi sợi thành các ống

Không chỉ tỉ mỉ, khéo léo, người phụ nữ Mông còn phải thật khoẻ mạnh để thực hiện thao tác dệt 

Để tạo được hoa văn trên váy, người phụ nữ Mông đã dùng tới sáp ong, “nhúng bút vào sáp được đun chảy, rồi vẽ lên vải các họa tiết. Sau đó đem vải nhuộm chàm, tới khi có màu sẫm sẽ đem vải nhúng vào nước sôi, sáp sẽ tan ra và để nổi lên các họa tiết màu trắng trên tấm vải đó

Cùng với các đường nét hoa văn vẽ bằng sáp ong, chiếc váy của đồng bào dân tộc Mông được tô điểm bằng những đường thêu với các màu pha trộn khá tinh tế, màu trội hơn thường thiên về màu đỏ và vàng, tạo lên màu rự rỡ của chiếc váy.

May và hoàn thành sản phẩm

Ngày nay, không chỉ dệt lanh làm váy áo mặc, các chị em người Mông còn sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm khác đầy tính ứng dụng với họa tiết độc đáo và màu phối bắt mắt..

Lên Hà Giang, nếu chưa ghé thăm làng dệt thổ cẩm là bạn đã bỏ qua một địa điểm tham quan độc đáo chỉ có ở miền cao

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0961352199
WhatsApp: 0961352199 Messenger Zalo: 0961352199